Chuẩn bị
Trước tiên bạn cần chuẩn bị bản Windows tương ứng với bản Windows mà bạn đang càiPhiên bản Windows mà bạn dùng để cài lại phải giống với phiên bản bạn đang sử dụng (cùng là 32 bit hoặc 64 bit)
Nếu chưa biết Windows của bạn là 32 bit hay 64 bit thì các bạn xem tại bài viết sau: Cách kiểm tra, phân biệt Windows là 32bit hay 64bit trên Win 7, 8, 10.
Nếu chưa có bản cài Windows 10 các bạn có thể tải về tại đây: Tải Windows 10 Full .ISO trực tiếp từ Microsoft 29/7/2015.
Máy tính của các bạn cần có Winrar để giải nén. Nếu chưa có các bạn tải về và cài đặt bản Winrar tương ứng tại địa chỉ Winrar 32-bit hoặc Winrar 64-bit
Hướng dẫn cài đặt
Bước 1: Tạo thư mục cài Windows 10.Bạn đặt file .iso cài Windows 10 ở một ổ đĩa nào đó khác với ổ C (Để việc cài đặt dễ dàng thì bạn nên đặt nó ở ngay ngoài ổ cứng chứ đừng đặt vào trong một thư mục nào khác).
Sau đó bạn nhấp chuột phải vào file .iso cài Windows 10 và chọn Extact to Windows 10 …
Sau khi giải nén thành công bạn sẽ nhận được một thư mục mới tương ứng là Windows 10 …
Để quá trình cài đặt đơn giản hơn các bạn nên đổi tên thư mục này thành một tên nào cho dễ nhớ.
Mình sẽ đặt là thuthuatviet
– Bước 2: Sau khi tạo được thư mục cài Win bạn cần khởi động máy tính ở chế độ sửa lỗi với Command Prompt theo hướng dẫn sau:
Bạn vào Start Menu > Tìm tới Shutdown > giữ Shift và nhấp vào Restart
Máy tính sẽ được chuyển tới màn hình như dưới đây, tại đây bạn chọn Troubleshoot.
Chọn Advabced options
Tiếp tục chọn Command Prompt
Bây giờ máy tính sẽ khởi động lại và vào màn hình Command Prompt.
Tại Command Prompt, bạn sẽ thấy tài khoản (hoặc danh sách các tài khoản) có trên máy tính của bạn, bạn hãy nhấp chuột chọn tài khoản mà bạn đang sử dụng.
Nếu tài khoản bạn chọn có mật khẩu thì bạn điền vào, nếu không có thì bỏ trống phần mật khẩu, sau đó chọn Continue
Bây giờ cửa sổ Command Prompt (cmd) sẽ xuất hiện
Tại cửa sổ cmd bạn gõ lệnh wmic logicaldisk get size,caption và ấn ENTER để hiển thị danh sách các ổ đĩa và dung lượng của nó
Như hình trên, cột Caption là tên ổ đĩa và cột Size là dung lượng của ổ đĩa tương ứng. Bạn chỉ quan tâm tới những ổ đĩa có Size mà thôi, trong trường hợp này mình có các ổ đĩa: C, D, E, X.
Bây giờ bạn hãy gõ lần lượt lệnh theo danh sách Tên ổ đĩa:\Tên thư mục cài Win 10\setup rồi ấn Enter (đây là lý do vì sao mình khuyên các bạn nên đặt thư mục cài đặt ở ngay ngoài ổ cứng).
Mục đích của việc làm này là chạy file Setup trong thư mục cài Win 10 mà bạn đã giải nén ở trên. Ở đây các ổ cứng sẽ được đặt tên không giống với khi bạn đang sử dụng bình thường trên Windows, vì vậy các bạn chỉ có thể xác định nhanh bằng cách ghi nhớ dung lượng của ổ cứng và đối chiếu tương ứng.
Các bạn thử tới khi không còn thấy xuất hiện The system cannot find the path specified thì dừng lại. Ở đây mình sẽ gõ lần lượt các lệnh:
C:\thuthuatviet\setup
D:\thuthuatviet\setup
E:\thuthuatviet\setup
Tới lệnh thứ 3 E:\thuthuatviet\setup không còn thông báo The system cannot find the path specified nữa
Đợi một lát cửa sổ setup Windows 10 xuất hiện.
– Bước 3: Cài đặt Windows
Để đảm bảo quá trình cài đặt nhanh nhất không phải cập nhật gì thì mình khuyên các bạn nên ngắt kết nối mạng nếu sử dụng mạng dây thì rút dây mạng ra. Sử dụng wifi thì không cần chú ý.
Tại đây các bạn chọn ngôn ngữ, múi giờ và đơn vị, bố cục bàn phím tại các thẻ tương ứng Language to install, Time and currency format và Keyboard or input method.
Sau khi hoàn thành các bạn chọn Next.
Sau đó các bạn tiến hành cài đặt như bình thường
Nếu chưa biết cài đặt các bạn xem tại bài viết Hướng dẫn cài Win 10 bằng USB chi tiết từ A-Z
(2 cách cài đặt sử dụng thiết bị khác nhau tuy nhiên bản cài Win là không khác vì vậy quá trình cài đặt sẽ tương tự)
Sau khi cài đặt hoàn thành lúc này các bạn kết nối mạng để sử dụng và Windows sẽ tự kích hoạt bản quyền cho bạn.
Các bạn click chuột phải vào This PC > Properties
Sau đó xem thông tin bản quyền tại mục Windows Activation. nếu thấy Windows is activated nghĩa là Windows của bạn đã được kích hoạt bản quyền.
Chúc các bạn thành công !!!